Chính phủ và chính trị Nigeria

Tổng thống đương nhiệm Goodluck Jonathan tại Hội nghị thượng đỉnh hạt nhân Washington ngày 13/04/2010 (hàng thứ hai, từ trái sang, người thứ hai)
Bài chi tiết: Chính trị Nigeria

Chính quyền Nigeria mô phỏng theo chính thể Cộng hòa liên bang của Hoa Kỳ, với quyền hành pháp thuộc tổng thống và quản lý theo mô hình Hệ thống Westminster trong thành lập và quản lý các cấp của cơ quan lập pháp lưỡng viện. Tống thống hiện tại của Nigeria là Goodluck Jonathan. Tổng thống vừa là người đứng đầu nhà nước vừa là người điều hành quốc gia và được bầu bằng cách bỏ phiếu phổ thông với tối đa hai nhiệm kỳ bốn năm.

Quyền lực của tổng thống được giám sát bởi một Thượng việnHạ viện kết hợp trong một cơ quan lưỡng viện gọi là Hội đồng Quốc gia. Thượng viện là một cơ quan gồm 109 ghế với ba đại biểu từ mỗi tiểu bang và một đại biểu từ vùng thủ đô Abuja; các đại biểu được bầu bằng phiếu phổ thông cho nhiệm kỳ bốn năm. Hạ viện chứa 360 ghế và số lượng ghế theo tỷ lệ dân số mỗi tiểu bang.

Chủ nghĩa vị chủng, đàn áp tôn giáo, và Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi (prebendalism) đóng vai trò quan trọng trong chính trị Nigeria cả trước và sau độc lập vào năm 1960. Sự thiên vị bộ tộc thâm nhập vào nền chính trị Nigeria và phá vỡ các nỗ lực chung nhằm xây dựng một chính phủ đa sắc tộc. Chủ nghĩa dân tộc cũng đã dẫn đến sự phát triển của các phong trào ly khai như MASSOB, phong trào quốc gia như Hội nghị nhân dân Oodua, phong trào giải phóng đồng bằng sông Niger, và cuộc nội chiến. Ba nhóm sắc tộc lớn nhất (Hausa, Yoruba và Igbo) đã duy trì sự ảnh hưởng lịch sử của mình trong nền chính trị Nigeria; tranh đua giữa ba nhóm đã gây ra tình trạng tham nhũnghối lộ[13].

Bởi vì các vấn đề trên, hiện nay các đảng chính trị của Nigeria mang tính chất Chủ nghĩa đại dân tộc (pan-nationalism) và không sùng đạo (mặc dù điều này không ngăn cản vị thế áp đảo ngày càng gia tăng của các bộ tộc lớn)[14]. Các đảng chính trị lớn hiện nay bao gồm đảng Dân chủ Nhân dân Nigeria đang cầm quyền với 223 ghế trong Hạ viện và 76 ghế trong Thượng viện (61,9% và 69,7%) và do Tổng thống đương nhiệm Umaru Musa Yar'Adua đứng đầu; đảng đối lập Toàn dân Nigeria (All Nigeria People's Party) dưới sự lãnh đạo của Muhammadu Buhari nắm 96 ghế Hạ viện và 27 ghế trong Thượng viện (26,6% và 24,7%). Ngoài ra còn có khoảng hai mươi đảng đối lập nhỏ khác.

Luật

Có bốn hệ thống luật riêng biệt ở Nigeria:

  • Luật Anh Quốc có nguồn gốc dưới thời kỳ thuộc địa Anh.
  • Thông luật, phát triển sau khi tách khỏi thuộc địa.
  • Tập quán pháp có nguồn gốc từ các phong tục-tập quán bản địa.
  • Luật Sharia, chỉ được sử dụng ở phía bắc Nigeria, nơi chủ yếu là người Hồi giáo. Đó là một hệ thống pháp luật Hồi giáo vốn đã được sử dụng lâu trước thời kỳ thuộc địa ở Nigeria nhưng gần đây được chính trị hóa và đầu tiên được tái sử dụng ở Zamfara vào cuối năm 1999, sau đó có thêm mười một tiểu bang khác theo. Các bang có sử dụng là Kano, Katsina, Niger, Bauchi, Borno, Kaduna, Gombe, Sokoto, Jigawa, Yobe, và Kebbi.

Nigeria có ngành tư pháp, cao nhất là Tòa án tối cao Nigeria.

Ngoại giao

Lính gìn giữ hòa bình Nigeria chuẩn bị lên trực thăng Hoa Kỳ

Sau khi giành được độc lập vào năm 1960, Nigeria lấy chính sách giải phóng và phục hồi châu Phi làm trung tâm các chính sách đối ngoại và đóng một vai trò hàng đầu trong cuộc chiến chống chế độ apartheidNam Phi[15]. Một ngoại lệ điển hình trong chính sách đối ngoại của Nigeria là mối quan hệ gần gũi với Israel trong suốt những năm 1960, với việc Israel tài trợ và giám sát việc xây dựng các tòa nhà quốc hội của Nigeria[16].

Chính sách đối ngoại của Nigeria đã sớm được thử nghiệm trong những năm 1970 sau khi đất nước thống nhất từ cuộc nội chiến; sau đó, Nigeria nhanh chóng tham gia vào các cuộc đấu tranh đang diễn ra ở các tiểu vùng phía nam châu Phi. Mặc dù Nigeria chưa bao giờ gửi một lực lượng viễn chinh tham gia trong các cuộc đấu tranh đó, nhưng Nigeria đóng góp tích cực để giúp đảng Quốc hội Quốc gia châu Phi (ANC) ở Nam Phi bằng cách thể hiện quan điểm cứng rắn chống lại chế độ phân biệt chủng tộc và sự mở rộng của nó ở phía nam châu Phi. Ngoài ra, Nigeria còn hỗ trợ một khoản tiền lớn cho phong trào đấu tranh chống thực dân. Nigeria cũng là một thành viên sáng lập của Tổ chức Thống nhất châu Phi (nay là Liên minh châu Phi), và đã ảnh hưởng rất lớn ở Tây Phi và châu Phi. Nigeria đã thúc đẩy các nỗ lực hợp tác ở khu vực Tây Phi, là thành viên cốt yếu của tổ chức kinh tế ECOWAS và quân sự ECOMOG.

Với lập trường lấy châu Phi làm trung tâm, Nigeria đã tình nguyện gửi quân sang Congo hỗ trợ Liên Hiệp Quốc ngay sau khi độc lập (và đã duy trì thành viên kể từ thời điểm đó); Nigeria cũng hỗ trợ một số đảng phái tự trị ở các nước châu Phi khác vào những năm 1970, bao gồm hỗ trợ cho đảng MPLA của Angola, SWAPO tại Namibia, và trợ giúp Mozambique, và Zimbabwe (sau đó Rhodesia) chống thực dân về kinh tế và quân sự.

Nigeria là thành viên trong Phong trào không liên kết, và vào cuối tháng 11 năm 2006 đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh châu Phi-Nam Mỹ tại Abuja để thúc đẩy cái mà một số người tham dự gọi là mối liên kết "Nam-Nam" trên nhiều lĩnh vực[17]. Nigeria cũng là một thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế, và Khối Thịnh vượng chung, tổ chức mà nó bị trục xuất tạm thời vào năm 1995 dưới chế độ Abacha.

Nigeria vẫn là nước chủ chốt trong ngành công nghiệp dầu quốc tế từ những năm 1970, và là thành viên trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC từ Tháng Bảy, 1971. Với vai trò là một trong những nước sản xuất dầu khí lớn, nó duy trì quan hệ với cả nước phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ và gần đây là Trung Quốc và các nước đang phát triển, đặc biệt là Ghana, JamaicaKenya.[18]

Hàng triệu người Nigeria đã di cư vào những thời điểm kinh tế khó khăn tới châu Âu, Bắc Mỹ và Australia. Người ta ước tính rằng hơn một triệu người Nigeria đã di cư sang Hoa Kỳ và tạo thành cộng đồng người Mỹ gốc Nigeria. Trong số các cộng đồng hải ngoại có cộng đồng "Egbe Omo Yoruba".[19]

Quân đội

Quân đội Nigeria có nhiệm vụ bảo vệ Cộng hòa Liên bang Nigeria, đảm bảo lợi ích an ninh toàn cầu của Nigeria, và hỗ trợ các nỗ lực gìn giữ hòa bình, đặc biệt là ở Tây Phi.

Quân đội Nigeria bao gồm lục quân, hải quân và lực lượng không quân. Nó đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử của đất nước kể từ khi độc lập. Các ủy ban cách mạng khác nhau đã chiếm quyền kiểm soát và điều hành đất nước trong một thời gian dài. Thời kỳ cuối cùng kết thúc vào năm 1999 sau cái chết bất ngờ của cựu độc tài Sani Abacha vào năm 1998, và sau đó người kế nhiệm ông, Abdulsalam Abubakar, đã bàn giao quyền lực cho chính phủ dân cử của Olusegun Obasanjo vào năm 1999.

Với vai trò là nước đông dân nhất châu Phi, Nigeria đã gắn cho lực lượng quân đội của mình trách nhiệm gìn giữ hòa bình châu Phi. Từ năm 1995, quân đội Nigeria được tổ chức ECOMOG giao nhiệm vụ giữ hòa bình tại Liberia (1997), Bờ Biển Ngà (1997-1999), Sierra Leone 1997-1999, và hiện nay trong khu vực Darfur của Sudan trong lực lượng Liên minh châu Phi.

Hành chính

Bản đồ hành chính Nigeria

Nigeria được chia thành ba mươi sáu tiểu bang và một Lãnh thổ Thủ đô liên bang, tiếp tục lại chia nhỏ thành 774 khu vực chính quyền địa phương. Sự bất ổn của các tiểu bang, trong đó chỉ có ba tiểu bang độc lập, phản ánh lịch sử hỗn loạn của đất nước và những khó khăn trong việc thống nhất các cấp chính quyền.

Nigeria đã có sáu thành phố với dân số hơn 1 triệu người (từ lớn nhất đến nhỏ nhất: Lagos, Kano, Ibadan, Kaduna, Port Harcourt, và Thành phố Benin). Lagos là thành phố lớn nhất ở khu vực cận Sahara, chỉ tính riêng ở nội đô đã có dân số trên 10 triệu. Dân số thành phố của Nigeria hơn một triệu bao gồm Lagos (7.937.932), Kano (3.848.885), Ibadan (3.078.400), Kaduna (1.652.844), Port Harcourt (1.320.214), Thành phố Benin (1.051.600), Maiduguri (1.044.497) và Zaria (1.018.827). Tuy nhiên, những số liệu này thường xuyên gây tranh cãi ở Nigeria[20].

Các tiểu bang bao gồm: Anambra,Enugu,Akwa Ibom,Adamawa,Abia,Bauchi,Bayelsa,Benue,Borno,Cross River,Delta,Ebonyi,Edo,Ekiti,Gombe,Imo,Jigawa,Kaduna,Kano,Katsina,Kebbi,Kogi,Kwara,Lagos,Nasarawa,Niger,Ogun,Ondo,Osun,Oyo,Plateau,Rivers,Sokoto,Taraba,Yobe,Zamfara. Khu vực Lãnh thổ Thủ đô Liên bang: Abuja

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nigeria http://www.ceaser-web.com/ http://www.economist.com/countries/Nigeria/profile... http://books.google.com/books?id=-BIGv9vIoqcC&pg=P... http://books.google.com/books?id=Q_lCFcabj0MC&pg=P... http://books.google.com/books?id=T4-rlVeb1n0C&pg=P... http://books.google.com/books?id=auI_WuBrWncC&pg=P... http://books.google.com/books?id=fwuQ71ZbaOcC&pg=P... http://travel.nationalgeographic.com/places/cities... http://www.nigerdeltacongress.com/barticles/brain_... http://nigeriaworld.com/